Nguyễn Thành Nam,12 tuổi đang là học sinh lớp 6. Địa chỉ phú Xuân Thành Phố Thái Bình
vào viện với lý do nổi nhiều sẩn đỏ ,ngứa toàn thân.
theo lời kể của bệnh nhân thì ở nhà tự nhiên trẻ xuất hiện những Dát dỏ,to nhỏ không đều,kèm theo những sẩn đỏ,kích thước to nhỏ không đều, tập trung thành từng mảng đỏ,nhiều nhất ở bụng và mặt trước của đùi, kèm theo đó bệnh nhân thấy ngứa,ngứa liên tục tại tổn thương,bệnh nhân gãi và càng gãi càng thấy ngứa và xuất hiện nhiều sẩn đỏ hơn.
Ngoài ra bệnh nhân không sốt,không nôn không có rối loạn tiêu hóa,không ho,không đau ngưc,không khó thở,không chảy nước mũi....
Bệnh nhân được khám và nhập viện điều trị: qua một ngày điều trị tại viện,những sẩn đỏ của bệnh nhân đã bớt đi nhiều,bệnh nhân đỡ ngứa,có một đặc điểm là những sẩn đỏ mất đi không để lại dấu vết gì trên da,chỉ có những vết xước do bệnh nhân gãi vì ngứa
trên đây là những biểu hiện điển hình của một bệnh nhân bị bệnh Mày Đay.
Mày đay là một bệnh lý ngoài da dị ứng do nhiều nguyên nhân khác nhau ở bên trong cũng như bên ngoài cơ thể, biểu hiện là những sẩn mảng đỏ phù nề, kích thước thay đổi như vết muỗi cắn hoặc mảng lớn bằng nửa bàn tay, nổi khắp cơ thể, tập trung nhiều ở vùng tì đè, cọ xát. Có 2 dạng mày đay: Cấp tính và mãn tính - xuất hiện mày đay hơn30 ngày
Nguyên nhân: thường do dùng thực phẩm, thuốc; khí hậu thay đổi; tiếp xúc hóa chất, khói bụi, phấn hoa; nhiễm ký sinh trùng...
- Do thức ăn: Trứng, nấm ăn, tôm, cua, ốc, sò cá, thịt, đồ hộp…
- Do thuốc: nguyên tắc là bất kỳ một thuốc nào đưa vào trong cơ thể cũng có thể gây dị ứng, kể cả thuốc điều trị dị ứng…Một số thuốc hay gây dị ứng như: Kháng sinh, huyết thanh, văcxin, sulfamid, quinin,…
- Ký sinh vật: giun, sán
- Côn trùng đốt: Muỗi, rệp
- Tiếp xúc với lá cây (lá han), sâu bọ, nước, gió lạnh…
- Do điều kiện sinh lý: mệt nhọc, gắng sức, cảm xúc, bệnh rối loạn thần kinh vận mạch, tăng thẩm thấu thành mạch, tăng hoạt động của các chất sinh học trung gian như histamin, serotonin. Kết hợp với rối loạn thần kinh trung ương.
Các xét nghiệm cần làm trong bệnh mày đay:
- Công thức máu, xét nghiệm phân tìm ký sinh trùng đường ruột, tìm ấu trùng giun chỉ trong máu.
- Khám dịch vị để xác định có triệu chứng thiểu toan hoặc vô toan.
- Xét nghiệm về cơ địa dị ứng, dị ứng thuốc, phản ứng nội bì với histamin.
Triệu chứng lâm sàng:
- Ngứa là triệu chứng chủ yếu.
- Sẩn phù: là những tổn thương có giới hạn rõ rệt, tròn hoặc không đều, kích thước vài mm đến vài cm, vung trung tâm trắng, ngoại vi màu hồng nhạt, ấn có cảm giác căng. Có thể sẩn có ở một vùng giới hạn hoặc ở khắp cơ thể. Khi xuất hiện ở những tổ chức lỏng lẻo như bộ phận sinh dục, mi mắt, có thể gây phù rất lớn., các thương tổn có thể xẹp dần xuống và thay thế vào đó là các thương tổn mới. có thể do ngứa gãi mà có thêm tổn thương như xây xước da, mụn mủ bội nhiễm…
- Các thương tổn mày đay nếu xuất hiện ở niêm mạc đường hô hấp có thể gây khó thở, ở niêm mạc dạ dày bệnh nhân có thể có đau bụng từng cơn.
- Mày đay tiến triển thành từng đợt, mỗi đợt không quá vài ba ngày. Có những trường hợp bệnh tái phát liên tục nhiều lần, trở thành mạn tính.
Điều trị:
Thông thường điều trị bằng các thuốc kháng histamin tổng hợp tức thời trong vòng 10 đến 15 ngày đầu phát bệnh. Sau đó phải tiếp tục điều trị để loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.
Điều trị mày đay cần chú ý vệ sinh môi trường, tránh tiếp xúc với những nguyên nhân có thể gây khởi phát bệnh, ăn kiêng (thực phẩm từ biển, đồ lên men...), tránh gió bụi, tắm nước ấm, hạn chế dùng xà phòng có chất tẩy rửa mạnh. Ngoài ra, có thể dùng thêm thuốc kháng dị ứng, như: Chlorpheramine, Polaramine, Hydroxyzine, Cetirizine, Loratadine... Nếu dùng khoảng 2 tuần mà tình trạng bệnh không giảm hoặc diễn tiến chậm nên đến bác sĩ chuyên khoa da để được khám và cho xét nghiệm tầm soát các yếu tố khởi phát bệnh.
Muốn điều trị dứt điểm triệu chứng nổi mày đay vào các buổi chiều tối hoặc khi trời hơi lạnh phải tìm được nguyên nhân và loại bỏ nguyên nhân đó. Tuy nhiên việc tìm nguyên nhân nhiều khi rất khó vì vậy điều trị thường đòi hỏi sự kiên trì là lâu dài.
Trong trường hợp này của bạn bắt buộc phải đi khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bạn không nên tự ý dùng các loại thuốc, kể cả thuốc nam khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ. Tuỳ thuộc vào từng tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ quyết định đường dùng thuốc cho người bệnh như uống, tiêm, truyền…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.