TĂNG HUYẾT
ÁP
Dr.lehiep.hn@gmail.com
1. Định
nghĩa: theo tổ chức y tế thế giới và hội tăng huyết áp quốc tế (WHO - ISH) đã
thống nhất gọi là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu ≥ 140 và/hoặc huyết áp tâm
trương ≥ 90 mm Hg.
Con số này có được dựa trên những nghiên
cứu lớn về dịch tễ cho thấy:
- Nguy cơ TBMMN và tim mạch tăng cao ở
những người có chỉ số HA ≥ 140/90 mmHg.
- Tỷ lệ TBMMN ở người có chỉ số HA ≤
140/90 mmHg giảm rõ rệt.
2. Phân chia giai đoạn tăng huyết áp:
Mỗi cách phân loại tăng huyết áp đều có những
ưu nhược điểm nhất định, gần đây nhất thì phân loại của WHO - ISH được dùng
rộng rãi do tính thực tiễn và tiện dụng của nó, cách phân loại của JNC VI - 1997
( của ủy ban phòng chống tăng huyết áp hoa kỳ) cũng tương tự và gần đây nhất là
cách phân loại của Hội tăng huyết áp Châu Âu (ESH) năm 2007 cũng chia ra các
giai đoạn của THA gần tương tự và chỉ khác thuật ngữ.
Bảng phân
loại theo WHO - ISH và JNC VI (1997)
khái niệm
|
HA tâm
thu (mmHg)
|
|
HA tâm
trương
(mmHg)
|
HA tối ưu
HA bình
thường
Bình
thường-cao
|
< 120
< 130
130 - 139
|
và
và
hoặc
|
< 80
< 85
85 - 89
|
Tăng
huyết áp
Giai đoạn
I
Giai đoạn
II
Giai đoạn
III
|
140 - 159
160 - 179
≥ 180
|
và / hoặc
|
90 - 99
100 - 109
≥ 110
|
nhờ tính
thực tiễn mà cách phân loại này hiện nay vẫn được dùng ở nhiều nơi trên thế
giới. Năm 2003 JNC đã đưa ra một cách
phân loại mới (JNC VII)
Bảng JNC VII năm 2003
phân độ THA
|
HA tâm thu (mmHg)
|
HA tâm trương(mmHg)
|
bình
thường
|
< 120
|
< 80
|
Tiền tăng
HA
Tăng HA
độ I
Tăng HA
độ II
|
120 - 139
140 - 159
≥ 160
|
80 - 89
90 - 99
≥ 100
|
qua hai cách phân loại này thì cách phân loại
theo WHO mang tính ưu việt hơn vì đã đề cập tới khái niệm tiền THA và HA bình thường cao,đặc biệt trong các trường
hợp đái tháo đường thì đã cần có thái độ quyết liệt hơn trong điều trị. Cách
phân loại này được Hội tim mạch học Việt Nam vẫn khuyến cáo dùng.
3. Một số định nghĩa tăng huyết áp khác:
3.1 Tăng huyết áp đơn độc:
HA tâm thu có xu hướng tăng và HA tâm
trương có xu hướng giảm. Khi HA tâm thu ≥ 140 mmHg và HATTr < 90mm Hg, bệnh
nhân được gọi là THA tâm thu đơn độc.
3.2 Tăng huyết áp áo choàng trắng và hiệu ứng
áo choàng trắng:
Đây là những trường hợp tăng huyết áp
tại phòng khám hay tại bệnh viện trong khi HA 24h của bệnh nhân hoàn toàn bình
thường. Tỷ lệ này khoảng 10 - 30%,chiếm một tỷ lệ không nhỏ trên đối tượng tăng
HA. Tỷ lệ này tăng theo tuổi. Một số nghiên cứu cho rằng THA áo choàng trắng có
thể là khởi đầu của THA và có thể làm tăng nguy cơ Tim mạch
Chẩn đoán là tăng huyết áp phòng khám
đơn độc khi HA phòng khám 140/90 mmHg đo nhiều lần khi đi khám trong khi đó HA
24h là < 125/80 mmHg. trong trường hợp này thì nên thăm khám cơ quan đích và
chỉ dùng thuốc khi có tổn thương cơ quan đích hoặc nguy cơ tim mạch cao. Thay
đổi phong cách sống và theo dõi nên được
áp dụng với tất cả các trường hợp này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.